Sau đây bảo hiểm ôtô xin hướng dẫn thủ tục và các bước khi xảy ra sự cố tai nạn có liên quan đến bên thứ ba như sau:

Khi di chuyển trên đường, việc xảy ra sự cố va chạm oto là không tránh khỏi. Sau đây bảo hiểm ôtô xin hướng dẫn cách xử lý sự cố và các bước chuẩn bị yêu cầu bồi thường từ nhà bảo hiểm có liên quan đến thiệt hại bên thứ ba như sau:

1- Không tự ý di chuyển khi có ý kiến của cơ quan chức năng và sự đồng ý của nhà bảo hiểm.

2- Thông báo nhà bảo hiểm thông qua số hotline trên mặt thẻ hoặc đằng sau thẻ.

2- Trường hợp có thiệt hại liên quan về người (có thể là bên thứ ba hoặc người ngồi trên xe) cần sự trợ giúp của cơ quan y tế, vui lòng liên hệ ngay với các đầu số cấp cứu.

3- Trường hợp có thiệt hại liên quan đến bên thứ ba, hãy liên hệ với cơ quan chức năng hoặc chính quyền địa phương nơi xảy ra thiệt hại với mục tiêu có đầy đủ hồ sơ pháp lý nhằm mục đích yêu cầu bồi thường bên thứ ba.

4- Không tự ý di chuyển khi có ý kiến của cơ quan chức năng và sự đồng ý của nhà bảo hiểm.

Sau đây là các bước cơ bản khi sự cố xảy ra (thông thường theo yêu cầu của nhà bảo hiểm):

Bước 1: Thông báo tổn thất và hỗ trợ dịch vụ 24/7 qua đường dây nóng (Bảo hiểm) trên mặt thẻ hoặc phía sau thẻ.
Bước 2: Mang xe đến gara chính hãng để sửa chữa
Bước 3: Nhận xe
 
Các hồ sơ liên pháp lý của vụ tổn thất có liên quan đến thiệt hại và bồi thường đến bên thứ ba:

1. Tài liệu liên quan đến xe, lái xe (bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính):

+ Giấy đăng ký xe.

+ Giấy phép lái xe.

+ Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ tuỳ thân khác của lái xe.

+ Giấy chứng nhận bảo hiểm.

2. Tài liệu chứng minh thiệt hại về người (bản sao của các cơ sở y tế hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm), tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau:

+ Giấy chứng thương.

+ Giấy ra viện.

+ Giấy chứng nhận phẫu thuật.

+ Hồ sơ bệnh án.

+ Giấy chứng tử (trong trường hợp nạn nhân tử vong).

3. Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản

+ Hóa đơn, chứng từ hợp lệ về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra do chủ xe thực hiện tại các cơ sở do doanh nghiệp bảo hiểm chỉ định hoặc được sự đồng ý của doanh nghiệp bảo hiểm.

+ Các giấy tờ chứng minh chi phí cần thiết và hợp lý mà chủ xe đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.

4. Bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan có thẩm quyền về vụ tai nạn

+ Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn.

+ Sơ đồ hiện trường, bản ảnh (nếu có).

+ Biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến tai nạn.

+ Thông báo sơ bộ kết quả điều tra ban đầu vụ tai nạn giao thông.

+ Các tài liệu khác có liên quan đến vụ tai nạn (nếu có).

Nếu cơ quan có thẩm quyền không có các tài liệu nêu trên thiệt hại xảy ra ước tính dưới 10 triệu đồng, hồ sơ bồi thường phải kèm theo:

+ Biên bản xác minh vụ tai nạn giữa doanh nghiệp bảo hiểm và chủ xe cơ giới có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nơi xảy ra tai nạn. Biên bản xác minh vụ tai nạn phải có các nội dung sau: thời gian, địa điểm xảy ra tai nạn; thông tin do chủ xe cơ giới hoặc lái xe gây tai nạn, nạn nhân hoặc đại diện của nạn nhân, các nhân chứng tại địa điểm xảy ra tai nạn (nếu có) cung cấp. 

Các đối tượng cung cấp thông tin phải ghi rõ họ tên, số chứng minh thư, địa chỉ; mô tả hiện trường vụ tai nạn và thiệt hại của phương tiện bị tai nạn (kèm theo bản vẽ, bản ảnh).

+ Biên bản giám định xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền lập.

+ Các tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn (nếu có).

Để giải quyết được mức độ bồi thường nêu trên phải đảm bảo về mặt hồ sơ giấy tờ và các nội dung có liên quan để giải quyết nhanh hơn.

 
 

YÊU CẦU GỌI LẠI TƯ VẤN

Gửi liên hệ